Đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và kết quả điều trị chấn thương, vết thương động mạch chi dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Công Hoàng Anh, Ước Nguyễn Hữu, Doanh Bùi Thanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương mạch máu ngoại vi là cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Tại Hải Phòng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tiếp nhận hầu hết các cấp cứu ngoại mạch máu của khu vực; do vậy nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và kết quả điều trị chấn thương, vết thương động mạch chi dưới” là cần thiết, có ý nghĩa trong đào tạo và thực hành chuyên khoa.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.


Kết quả: 33 bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 1/2014 đến 7/2019, 40 thương tổn động mạch (ĐM), tuổi trung bình 34,6 ± 14,7. Lâm sàng chủ yếu là các dấu hiệu gián tiếp. Đa số bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu trong 6 giờ đầu sau bị thương. Hình thái tổn thương ĐM hay gặp là đụng dập kèm đứt rời và đứt rời; tập trung ở nhóm động mạch chày, đùi nông, khoeo. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là khâu nối động mạch trực tiếp, ghép mạch tự thân, thắt mạch. Kết quả điều trị: đa số bệnh nhân xếp loại tốt, tỉ lệ tử vong 6,1%. Kết luận: Tổn thương ĐM chi dưới do chấn thương, vết thương là cấp cứu mạch máu hay gặp. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch. Kết quả điều trị khá tốt, song vẫn có trường hợp hoại tử cắt cụt chi; tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đại (2015). Đánh giá tình trạng phẫu thuật chấn thương vết thương mạch máu ngoại vi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 2010-2014. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Minh Hoàng (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tổn thương động mạch lớn trong gãy xương, sai khớp chi dưới. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
3. Nguyễn Thái Hoàng (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép đoạn mạch chi bằng tĩnh mạch hiển trong cấp cứu chấn thương, vết thương mạch máu. Luận văn Thạc sĩ Y Học, Đại học Y Hà Nội.
4. Michael Sobel, Shinsuke Kikuchi, Lihua Chen et al (2018). Clinical factors that influence the cellular responses of saphenous veins used for arterial bypass. J Vasc Surg. 68(6), 165S-176S.
5. Nguyễn Hữu Ước, Phạm Hữu Lư (2013). Vết thương và chấn thương động mạch chi. Bài giảng Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản y học, 269-279.
6. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Trường Giang, Hoàng Đình Anh (2014), Lâm sàng và kỹ thuật xử trí vết thương, chấn thương mạch máu chi thể, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội, 213-225.
7. Lê Ngọc Thành (2009), "Chăm sóc sau mổ mạch máu các biến chứng và cách xử trí", Trường Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực những vấn đề thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 94-105.
8. Lê Ngọc Thành (2009), "Mở cân và cắt cụt chi", Trường Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực những vấn đề thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 86-93.
9. Nguyễn Hữu Ước, Chế Đình Nghĩa ,và cộng sự Dương Đức Hùng (2007), "Đánh giá tình hình cấp cứu vết thương - chấn thương mạch máu ngoại vi tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2004-2006", Tạp chí ngoại khoa. 4, 12-18.