ĐÁNH GIÁ SỚM KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN TÍNH HAI CHI DUỚI BẰNG CẦU NỐI NGOÀI GIẢI PHẪU

Thuu Le Quang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 01/2009 đến 12/2011 nghiên cứu tiến cứu tại khoa ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch BV TW Huế đã có 64 bệnh nhân vào viện điều trị bệnh viêm tắc động mạch mạn tinh 2 chi dưới bằng cầu nối ngoài giải phẫu, trong đó có 52 nam, 12 nữ với độ tuổi từ 32 đến 91 tuổi.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả 6-12 tháng sau phẫu thuật làm cầu nối ngoài giải phẫu.
Kết quả: Đa số các bệnh nhân khi nhập viện đều trong tình trạng nặng nề của bệnh, chủ yếu là giai đoạn III, IV theo phân độ của Leriche-Fonrtaine, với giai đoạn IV chiếm 87,5%. Tất cả các bệnh nhân nhập viện đều được làm siêu âm Doppler động mạch và chụp động mạch chân bị viêm tắc, kết quả tắc nghẽn chủ yếu ở động mạch đùi nông (81,25%). Sau đó, chúng tôi chỉ định làm cầu nối ngoài giải phẫu, cao nhất là cầu nối đùi – khoeo (62,5%), cầu nối đùi – chày sau (25%), tiếp đến là cầu nối đùi chày trước và khoeo – mác (6,25%).
Theo dõi 6-12 tháng sau khi làm cầu nối ngoài giải phẫu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ cầu nối thông tốt lên đến 81,25%, tắc cầu nối 18,75%. Biến chứng sau mổ: chảy máu sau mổ 12,5%, nhiễm trùng vết mổ 12,5%, và biến chứng cắt cụt đoạn chi sau phẫu thuật làm cầu nối 6,25%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Conte Michael S. et al (2003), “Results of prevent III: A multicenter,randomized trial of edifoligide for the prevent of vein graft failure in lower extremity bypass surgery”. J Vasc Surg 2006;43: 742-751.
2. Cruz Carlos P. et al (2003), “Major lower extremity amputations at a Veterans Affairs hospital”. The American of surgery 186 (2003): 449 – 454. PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 1 - THÁNG 06 / 2012 34
3. Davidson JT 3rd, Callis JT-Arterial reconstruction of vessels in the foot and ankle-Ann Surg, 1993 June.
4. Dennis Joseph M, Surgical Management of Femoral Popliteal Occlusive Diseases: Surgical and Interventional Therapy.
5. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Hữu Ước, Nguyễn Văn Mão, Lê Ngọc Thành, Hoàng Việt Dũng, Đặng Hanh Đệ (2000), “Sử dụng tĩnh mạch hiển tự thân trong điều trị ngoại khoa thiếu máu nặng chi dưới mạng tính”. Ngoại khoa số 5/2000: 19-25.
6. Feinglass Joe et al (2009), “Perioperative outcomes and amputation-free survival after lower extremity bypass surgery in California hospitals, 1996-1999, with follow-up through 2004”. J Vasc Surg 2009;50: 776-783.
7. Foldes S. (1994), “Postoperative lower extremity bypass surveillance: Beyond ankle arm blood pressures”. J Vasc Surg 1995;13: 75-78.
8. Hoch John R. et al (1999), “Comparison of treatment plans for lower extremity arterial occlusive disease made with electrocardiography–triggeredtwo dimensional time of flight magnetic resonance angiography and digital subtraction angiography”.Am J Surg 1999;178: 166-173.
9. Nguyễn Lương Kỷ, Lê Thị Hải Yến (2001),“ Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ bệnh lý viêm tắc động mạch mạn tính”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y khoa Huế.
10. Robinson Jacob G. et al (1990), “Does postoperative surveillance with duplex scanning identify the failing distal bypass”. Ann Vasc Surg 1991:5: 182-185.
11. Simons Jessica P. et al (2010), “Failure to achieve clinical improvement despite graft patency in patients undergoing infrainguinal lower extremity bypass for critical limb ischemia”. The society for clinical vascular surgery 2010: 1419-1424.
12. Singh Niten et al (2006), “The effects of the type of anesthesia on outcome of lower extremity infrainguinal bypass”. J Vasc Surg 2006;44: 964- 970.
13. Velazquez Omaida C. et al (1998), “Magnetic resonance angiography of lower extremity arterial disease”. Surgical clinics of North America 1998: 519-538.