Đánh giá hiệu quả kinh tế của Sevoflurane so với Propofol dùng để duy trì mê trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở

Thi Thanh, Quang, ong

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh chi phí y tế giữa Sevoflurane và Propofol khi sử dụng để duy trì mê trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu, cắt ngang trên 60 bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn tại trung tâm tim mạch bệnh viện E từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020. Tuổi trung bình 56.17±10.99 (năm) (18-75), nam 45%, nữ 55%. Bệnh nhân được chia 2 nhóm duy trì mê bằng Sevoflurane (qua bộ trộn khí máy tim phổi nhân tạo) hoặc Propofol (đường tĩnh mạch), phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên đơn. Duy trì độ mê BIS từ 40-60 trên cả 2 nhóm. Các số liệu chi phí về thuốc, vật tư, nhân công… sử dụng trong quá trình duy trì mê được ghi lại. Kết quả: chi phí trung bình tiền thuốc cho nhóm S là 80.293 ± 37.203 VNĐ, nhóm P là 158.891 ± 69.414 VNĐ. Chi phí trung bình tiền vật tư nhóm S là 579.83 ± 829.658 VNĐ, của nhóm P là 26.368,87 ± 7.764,484 VNĐ. Chi phí trung bình cho nhân lực nhóm S là 750.00 ± 858.527 VNĐ, nhóm P là 4.066,67 ± 2.796,961 VNĐ. Tổng chi phí trung bình của nhóm S là 81.622,85 ± 37.537,78 VNĐ và của nhóm P là 189.327,16 ± 76.456,76 VNĐ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Không ghi nhận các triệu chứng bất thường xẩy ra trong và sau mổ ở cả 2 nhóm. Kết luận: Duy trì mê bằng Sevoflurane có hiệu quả kinh tế hơn nhóm Propofol trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở. Sử dụng Sevoflurane trong THNCT an toàn, thuận tiện, tiết kiệm và khả thi.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yu QB, Li HM, Li LL, Wang SY, Wu YB. Sevoflurane downregulates interleukin-6 and interleukin-8 levels in patients after cardiopulmonary bypass surgery: a meta-analysis. Genetics and molecular research : GMR. 2015;14(4):19016-27.
2. Bocskai T, Loibl C, Vamos Z, Woth G, Molnar T, Bogar L, et al. Cost-effectiveness of anesthesia maintained with sevoflurane or propofol with and without additional monitoring: a prospective, randomized controlled trial. BMC Anesthesiol. 2018;18(1):100.
3. Nguyễn Thế Bình. tổng kết cuối năm trung tâm tim mạch, Hà Nội; 2018.
4. Xiong HY, Liu Y, Shu DC, Zhang SL, Qian X, Duan WX, et al. Effects of Sevoflurane Inhalation During Cardiopulmonary Bypass on Pediatric Patients: A Randomized Controlled Clinical Trial. ASAIO J. 2016;62(1):63-8.
5. Meroni R, Gianni S, Guarnieri M, Saglietti F, Gemma M, Zangrillo A, et al. Feasibility of Anesthesia Maintenance With Sevoflurane During Cardiopulmonary Bypass: A Pilot Pharmacokinetics Study. J Cardiothorac Vasc Anesth. 2017;31(4):1210-7.
6. Smith I, Terhoeve PA, Hennart D, Feiss P et al. A multicentre comparison of the costs of anaesthesia with sevoflurane or propofol. British Journal of Anaesthesia. 1999;83(4):564-70.
7. Singh Y, Singh AP, Jain G, Yadav G, Singh DK. Comparative evaluation of cost effectiveness and recovery profile between propofol and sevoflurane in laparoscopic cholecystectomy. Anesth Essays Res. 2015;9(2):155-60.
8. Nitzschke, R. Wilgusch, J. Kersten, J. F. Trepte, C. J.Haas, S. A.Reuter, D. A. Goetz, A. E. Goepfert, M. S, 2013, Changes in sevoflurane plasma concentration with delivery through the oxygenator during on-pump cardiac surgery, Br J Anaesth. 2013 Jun;110(6):957-65. doi: 10.1093/bja/aet018. Epub 2013 Mar 5.
9. Blokker-Veldhuis, M. J. Rutten, P. M. De Hert, S. G, 2011, Occupational exposure to sevoflurane during cardiopulmonary bypass, Perfusion. 2011 Sep;26(5):383-9. doi: 10.1177/0267659111409971. Epub 2011 May 18.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.