Kết quả can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc động mạch đùi - khoeo TASC C, D ở người cao tuổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh lý động mạch ngoại biên đã trở thành một phương pháp quan trọng và cho thấy kết quả tích cực trong điều trị tổn thương hẹp/ tắc ĐM đùi – khoeo TASC C, D, đặc biệt ở người cao tuổi.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới tầng đùi - khoeo TASC C, D ở bệnh nhân cao tuổi.
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu mô tả loạt ca.
Kết quả: từ 6/2020 - 6/2024, có 83 trường hợp hẹp/ tắc ĐM đùi – khoeo TASC C, D; Tuổi trung bình 77,4 ± 7,4 tuổi (65-99); 64 nam (77,1%) và 19 nữ (22,9%); tổn thương mạch máu TASC C (43,4%), TASC D (56,6%), ABI trung bình là 0,5 ± 0,2. Thành công kỹ thuật 97,5% (nong bóng 3,6%, nong bóng + stent 93,9%), thất bại không vượt được sang thương 2,4%. Thời gian can thiệp trung bình 118 ± 17,3 phút (90,5 – 135); Biến chứng: tụ máu 9 trường hợp (10,8%), 1 trường hợp vỡ bóng khi nong. ABI sau can thiệp trung bình là 0,8 ± 0,2. Tỷ lệ lành vết thương ở các thời điểm sau can thiệp 3, 6, 12 tháng lần lượt 92%, 96% và 96% Đoạn chi: cắt ngón 6%, tháo khớp Chopart 1,2%, không có trường hợp nào cắt cẳng chân hoặc đùi.
Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị hẹp/ tắc động mạch chi dưới tầng đùi khoeo TASC C và D đặc biệt đối với người cao tuổi có tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật cao, cải thiện rõ rệt về lưu thông máu, giảm mức độ đau và tỷ lệ đoạn chi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
can thiệp nội mạch, hẹp/tắc động mạch đùi khoeo TASC C, D
Tài liệu tham khảo
2. Conte MS, Bradbury AW, Kolh P, et al Global vascular guidelines on the management of chronic limb-threatening ischemia. J Vasc Surg. 2019;69(6S):3S-125S. doi:10.1016/j.jvs.2019.02.016.
3. Zeller T, Rastan A, Macharzina R, Pilger E. Endovascular therapy of chronic femoral artery occlusions. J Cardiovasc Surg. 2011;52(3):357-366.
4. Overview of Classification Systems in Peripheral Artery Disease. Rulon L Hardman, Omid Jazaeri, J Yi, M Smith, Rajan Gupta. Semin Intervent Radiol. 2014 Dec;31(4):378–388. doi: 10.1055/s-0034-1393976
5. Popplewell MA, et al Revascularization techniques for femoropopliteal occlusive disease: A systematic review. European Heart Journal. 2023;44(11):935-946. doi:10.1093/eurheartj/ehad039.
6. Rocha-Singh KJ, Zeller T, Jaff MR. Peripheral arterial calcification: prevalence, mechanism, detection, and clinical implications. Catheter Cardiovasc Interv 2014;83(6):E212–20.
7. Jaff MR, White CJ, Hiatt WR, et al. An update on methods for revascularization and endovascular intervention in patients with lower extremity peripheral arterial disease: TASC II. J Am Coll Cardiol. 2015;65(8):931-941. doi:10.1016/j.jacc.2014.12.038.
8. Baker C, Wong D. The Wong-Baker FACES pain rating scale. Pediatric Nursing. 1987;14(1):9-17.
9. Liu Z, Chen X, Wang Y, et al. Endovascular therapy for TASC II C and D femoropopliteal occlusive disease: outcomes and predictors of patency. J Vasc Surg. 2023;78(4):987-994. doi:10.1016/j.jvs.2023.03.015.
10. D’Oria M, Cassese G, Kavanagh D, et al. Outcomes of endovascular treatment for femoropopliteal artery disease in elderly patients: a multicenter study. J Vasc Surg. 2023;77(3):870-878. doi:10.1016/j.jvs.2022.09.015.
11. Zhou X, Zhang W, Wang L, et al. Endovascular interventions for chronic lower extremity arterial occlusive disease: Long-term outcomes. J Endovasc Ther. 2021;28(5):645-652. doi:10.1177/1526602821996798.
12. Mills JL, Conte MS, Armstrong DG, et al. The Society for Vascular Surgery Lower Extremity Threatened Limb Classification System: Risk Stratification Based on Wound, Ischemia, and Foot Infection (WIfI). J Vasc Surg. 2014;59(1):220-234.e2. doi:10.1016/j.jvs.2013.08.003.
Các bài báo tương tự
- Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Trần Hải Long, Nguyễn Hữu Tường, Loạt ca lâm sàng ứng dụng ít xâm lấn phẫu thuật vòi voi đông cứng trong điều trị bệnh lý động mạch chủ và tổng quan y văn , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 50
- Nguyễn Doãn Thái Hưng, Trương Đình Cẩm, Nguyễn Hoàng Định, Vai trò của đo lưu lượng transit-time và siêu âm tim bề mặt trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Thực tế ứng dụng lâm sàng , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 50
- Đỗ Anh Tiến, Nguyễn Trần Thủy, Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi toàn bộ với hệ thống 3 D phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 49
- Đỗ Anh Tiến, Lương Thị Như Huyền, Nguyễn Trần Thuỷ, Kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải điều trị bệnh thông liên thất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 48
- Huy Đặng Quang, Hựu Nguyễn Công, Đại Trần Đắc, Bình Nguyễn Thế, Huynh Nguyễn Văn, Tư Đỗ Văn, Anh Phạm Ngọc, Thành Lê Ngọc, Phẫu thuật nội soi vá thông liên thất qua đường mở ngực nhỏ , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 14
- Thành Lê Ngọc, Hựu Nguyễn Công, Nguyên Phan Thảo, Tiến Đỗ Anh, Thủy Nguyễn Trần, Đại Trần Đắc, Hưng Ngô Thành, Nam Nguyễn Hoàng, Hiếu Nguyễn Trung, Long Nguyễn Thái, Hùng Nguyễn Đỗ, Quang Vũ Xuân, PHẪU THUẬT TIM HỞ ÍT XÂM LẤN VỚI NỘI SOI HỖ TRỢ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E: NHỮNG KINH NGHIỆM BAN ĐẦU QUA 63 BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 7
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.