Nghiên cứu thay đổi chức năng thất trái sau phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân đái tháo đường Type 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chức năng thất trái sau phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 bệnh nhân đái tháo đường type 2 được phẫu thuật bắc cầu chủ vành đơn thuần từ 8/2021 đến 8/2022 tại bệnh viện Tim Hà Nội.
Kết quả: Tuổi trung bình 66±8,73; tỷ lệ nam/nữ là 2,83/1; Tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá là 43,5%; rối loạn mỡ máu là 65,2%; NMCT ST không chênh chiếm 41%. 100% bệnh nhân có tổn thương động mạch liên thất trước và phần lớn các bệnh nhân (80,4%) được phẫu thuật theo chương trình. Kết quả siêu âm tim: Tỉ lệ rối loạn vận động vùng trước và sau phẫu thuật 6 tháng là 56,5% và 30%; số vùng rối loạn trước và sau phẫu thuật là 3,52±5,39 và 1,84±4,18, EF trước và sau phẫu thuật 6 tháng là 55,33 ± 11,49% và 59,13,98 ± 10,05% . Tỷ lệ Bệnh nhân có EF cải thiện sau phẫu thuật 6 tháng chiếm 52%, bệnh nhân có EF không thay đổi chiếm tỷ lệ 28%, 20% bệnh nhân có EF giảm đi sau phẫu thuật 6 tháng.Trên phân tích đơn biến: Phân suất tống máu trước phẫu thuật, rối loạn vận động vùng và rối loạn chức năng tâm trương thất trái trước phẫu thuật là các yếu tố có liên quan đến sự thay đổi của chức năng thất trái sau phẫu thuật. Trên phân tích đa biến: Phân suất tống máu trước phẫu thuật là yếu tố dự báo độc lập sự cải thiện phân suất tống máu sau phẫu thuật.
Kết luận: Phân suất tống máu trước phẫu thuật, rối loạn vận động vùng và rối loạn chức năng tâm trương thất trái trước phẫu thuật là các yếu tố có liên quan đến sự thay đổi của chức năng thất trái sau phẫu thuật trong đó phân suất tống máu trước phẫu thuật là yếu tố dự báo độc lập sự cải thiện phân suất tống máu sau phẫu thuật.[1]
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật bắc cầu chủ vành, đái tháo đường, chức năng thất trái
Tài liệu tham khảo
2. Hựu NC, Hưng ĐQ, Ước NH, Thành LN. Đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại trung tâm tim mạch bệnh viện E. Tạp Chí Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. 2018;19:17-24. doi:10.47972/vjcts.v19i.103
3. Koene RJ, Kealhofer JV, Adabag S, Vakil K, Florea VG. Effect of coronary artery bypass graft surgery on left ventricular systolic function. J Thorac Dis. 2017;9(2). doi:10.21037/jtd.2017.02.09
4. Kapur A, Hall RJ, Malik IS, et al. Randomized Comparison of Percutaneous Coronary Intervention With Coronary Artery Bypass Grafting in Diabetic Patients. J Am Coll Cardiol. 2010;55(5):432-440. doi:10.1016/j.jacc.2009.10.014
5. Kappetein AP, Head SJ, Morice MC, et al. Treatment of complex coronary artery disease in patients with diabetes: 5-year results comparing outcomes of bypass surgery and percutaneous coronary intervention in the SYNTAX trial†. Eur J Cardiothorac Surg. 2013;43(5):1006-1013. doi:10.1093/ejcts/ezt017
6. Szabó Z, Håkanson E, Svedjeholm R. Early postoperative outcome and medium-term survival in 540 diabetic and 2239 nondiabetic patients undergoing coronary artery bypass grafting. Ann Thorac Surg. 2002;74(3):712-719. doi:10.1016/s0003-4975(02)03778-5
7. Järvinen O, Hokkanen M, Huhtala H. Diabetics have Inferior Long-Term Survival and Quality of Life after CABG. Int J Angiol Off Publ Int Coll Angiol Inc. 2019;28(1):50-56. doi:10.1055/s-0038-1676791
8. Søraas CL, Larstorp ACK, Mangschau A, Tønnessen T, Kjeldsen SE, Bjørnerheim R. Echocardiographic demonstration of improved myocardial function early after coronary artery bypass graft surgery☆. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2011;12(6):946-951. doi:10.1510/icvts.2010.260414
9. Celik SK, Sagcan A, Buket S, Yuksel M, Kultursay H. Effects of coronary artery bypass surgery on diastolic and systolic parameters of left ventricle in Type II diabetic patients. J Diabetes Complications. 2003;17(2):73-77. doi:10.1016/s1056-8727(02)00195-2
10. Sugioka, MD Shun Ozawa, MD Masayuki Inagaki, MD .Influence of Diabetes Mellitus on Left Ventricular Function in Patients Undergoing Coronary Artery Bypass Grafting. J Cardiol 2000; 36: 9– 16.
Các bài báo tương tự
- Ngọ Văn Thanh, Nguyễn Sinh Hiền, Đặc điểm nhịp và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân hội chứng vành cấp được phẫu thuật cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 43: SPECIAL VOLUME OF HANOI HEART ASSOCIATION & HANOI HEART HOSPITAL
- Hà Mai Hương, Võ Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thái Minh, Đỗ Ngọc Sơn, Ảnh hưởng của can thiệp thông khí bảo vệ phổi trong quá trình tuần hoàn ngoài cơ thể lên nồng độ Pro-Calcitonin và Interleukin 6 ở các bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 43: SPECIAL VOLUME OF HANOI HEART ASSOCIATION & HANOI HEART HOSPITAL
- Thanh Ngọ Văn, Sơn Phạm Trường, Tuấn Nguyễn Quang, Đặc điểm thay đổi biến thiên nhịp tim trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 35: SỐ ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
- Thanh Ngọ Văn, Sơn Phạm Trường, Tuấn Nguyễn Quang, Mối liên quan giữa giảm biến thiên nhịp tim với biến cố tim mạch chính sau phẫu thuật cầu nối chủ vành , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 35: SỐ ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.