Kết quả sớm điều trị phẫu thuật 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp “bánh kẹp rộng” qua đường mở thất phải

Minh Nguyễn Thái, Hiền Nguyễn Sinh, Thiện Lê Quang, Hà Nguyễn Hoàng, Hùng Nguyễn Đăng, Linh Hà Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Có nhiều phương pháp phẫu thuật sửa chữa thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim cấp, mỗi phương pháp cho kết quả khác nhau về tỷ lệ tồn lưu, mức độ chảy máu, mức độ suy tim và tỷ lệ tử vong sau mổ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật điều trị 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim sử dụng phương pháp “bánh kẹp rộng” qua đường mở thất phải.


Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu tả 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim sử dụng phương pháp “bánh kẹp rộng” qua đường mở thất phải từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 8 năm 2021


Kết quả: Tuổi trung bình 72,2 (48-84 tuổi), 50% là nam giới, thời gian từ khi khởi phát NMCT đến khi mổ là 4,7 ngày (sớm nhất 2 ngày, muộn nhất 11 ngày), 17 trường hợp thủng ở vị trí trước vách, 3 trường hợp thủng ở sau vách. Thời gian liệt tim trung bình 101 phút, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 143 phút, thời gian thở máy và thời gian điều trị sau mổ trung bình lần lượt là 4 ngày (sớm nhất là 1 ngày, muộn nhất là 10 ngày) và 14 ngày. Có 2 ca tồn lưu thủng vách sau mổ, 6 ca tử vong sau mổ, không có ca nào chảy máu phải mổ lại.


Kết luận: Phương pháp “bánh kẹp rộng” điều trị thủng vách sau nhồi máu cơ tim cấp cho kết quả khả quan, có thể tiến hành mổ trong giai đoạn sớm sau nhồi máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jones Brandon M., Kapadia Samir R., Smedira Nicholas G, et al (2014). Ventricular septal rupture complicating acute myocardial infarction: a contemporary review. European Heart Journal, 35 (31), 2060-2068.

2. Asai T., Hosoba S., Suzuki T., et al (2012). Postinfarction ventricular septal defect: right ventricular approach-the extended "sandwich" patch. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 24 (1), 59-62.

3. Crenshaw B. S., Granger C. B., Birnbaum Y., et al (2000). Risk factors, angiographic patterns, and outcomes in patients with ventricular septal defect complicating acute myocardial infarction. GUSTO-I (Global Utilization of Streptokinase and TPA for Occluded Coronary Arteries) Trial Investigators. Circulation, 101 (1), 27-32.

4. Papalexopoulou Niovi Young, Christopher P. và Attia Rizwan Q. (2013). What is the best timing of surgery in patients with post-infarct ventricular septal rupture? Interactive cardiovascular and thoracic surgery, 16 (2), 193-196.

5. Isoda S., Izubuchi R., Yamazaki I. , et al (2019). “Sandwich Technique” via a Right Ventricular Incision for Ultra-acute Repair of Post-infarction Ventricular Septal Defects
A Study of Location of Major Residual Leak. Journal of Coronary Artery Disease, 25 (2), 39-47.

6. Hosoba S., Asai T., Suzuki T., et al (2013). Mid-term results for the use of the extended sandwich patch technique through right ventriculotomy for postinfarction ventricular septal defects. Eur J Cardiothorac Surg, 43 (5), e116-120.

7. Nguyễn Thái Minh, Nguyễn Hoàng Hà, Hoàng Văn và cộng sự (2020). Phương pháp "bánh kẹp rộng" trong phẫu thuật điều trị thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim cấp. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 91+92, Tháng 8.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.