Nghiên cứu ứng dụng sóng cao tần trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới tại bệnh viện quốc tế Minh Anh

Nam Nguyễn Hoài , Phương Đào Duy , Lâm Trần Minh Bảo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới được điều trị bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Quốc tế Minh Anh. Tỷ lệ nữ/nam là 3/1 (nữ chiếm 74,9%), tuổi trung bình là 56 ± 4,8 tuổi, phân độ CEAP cho thấy độ C2, C3 chiếm đa số. Tĩnh mạch hiển lớn tắc hoàn toàn trên siêu âm doppler kiểm tra sau 1 tháng chiếm tỷ lệ là 95%. Biến chứng: không có biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, dị cảm 20 trường hợp (8%), xuất huyết khu trú vùng đùi 38 trường hợp (15%), xuất huyết rộng vùng đùi 1 trường hợp (0,4%). 226 trường hợp (90%) đau rất ít hoặc không đáng kể, 20 trường hợp (8%) đau trung bình và 5 trường hợp (2%) đau nhiều sau can thiệp. Đa số bệnh nhân đều hài lòng sau thủ thuật 96,2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Anh (2016). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính của phương pháp gây xơ bằng thuốc và Laser nội tĩnh mạch". Luận án Tiến sĩ Y học. Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108. Hà Nội.
2. Cao Việt Cường (2012). "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp gây xơ tĩnh mạch bằng chất tạo bọt dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới". Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
3. Lê Phi Long (2011). "Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật đốt sóng cao tần trong điều trị dãn tĩnh mạch chân". Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược TPHCM. TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Hoài Nam (2012). "Nghiên cứu biểu hiện dịch tể học lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16(1). tr. 202-205.
5. Alan M. Dietzek (2007). "Endovenous Radiofrequency Ablation for the Treatment of Varicose Veins". Vascular. 15(5). pp. 255-261.
6. Jose I. Almeida and Jeffrey K. Raines (2012). "Varicose Veins". Haimovici’ Vascular Surgery Sixth Edition. pp. 1121- 1130.
7. Khaled Helmy ElKaffas, et al (2010). "Great saphenous vein radiofrequency ablation versus standard stripping in the management of primary varicose veins—a randomized clinical trial". Angiology. 62(1). pp. 49-54.
8. Robert F. Merchant and Robert F. Kistner (2009). "Radiofrequency treatment of the incompetent saphenous vein ". Handbook of venous disorders. 3rd edition. pp. 409-417.
9. S. Subramonia and T. Lees (2010). "Randomized clinical trial of radiofrequency ablation or conventional high ligation and stripping for great saphenous varicose veins". British Journal of Surgery. 97. pp. 328–336.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.