ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ KÉN KHÍ PHỔI

Thi Châu Phú, Khôi Nguyễn Văn , Hiệp Lê Nữ Thị Hòa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Phẫu thuật cắt kén khí là lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị bệnh lý kén khí phổi. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi cắt kén khí để điều trị bệnh lý kén khí phổi.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng. Các trường hợp kén khí phổi được chẩn đoán qua lâm sàng, X quang phổi và CT scan ngực. Phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt bỏ kén khí dưới gây mê nội phế quản chọn lọc. Phổi được khâu với Stapler hoặc bằng chỉ vicryl.
Kết quả: Trong 1 năm (3/2012- 3/2013), tại bệnh viện Chợ Rẫy, có 33 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình 39,2 (từ 16 – 72 tuổi). 08 bệnh nhân phát hiện kén khí chưa vỡ bằng CT scan ngực, 25 bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát thứ phát. Có 6 trường hợp cắt kén khí phổi và khâu lại bằng vicryl, 19 trường hợp cắt kén khí bằng stapler, 8 trường hợp cắt kén khí bằng stapler và khâu vicryl các bóng khí nhỏ. Biến chứng: 5 trường hợp dò khí dai dẳng trên 5 ngày, 1 trường hợp xẹp phổi và 1 trường hợp phải mổ lại.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi lồng ngực kết hợp mở ngực nhỏ nên được coi như là lựa chọn ngoại khoa trong điều trị cắt kén khí phổi, trong hầu hết các trường hợp, nó an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alan D.L. Sihoe, MB, Bchir. Can CT Scanning to be used to select patients with unilateral primary spontaneous pneumothorax for bilateral surgery, Chest 2000; 118: 380 – 383.
2. Bostanci K. et al. Bullous lung disease and cigarette smoking: a postmortem study. 2005. Marmara Medical J. 18 (3): 123-8
3. Bullous emphysema , bollous emphysema and pneumothorax text, http://www.ctsnet.org/doc/6540.
4. David C. Sabiston, Jr. MD; Frank C. Spencer MD (1996). Emphhysema and associated conditions, Congenital lesions of the lung and emphysema. Surgery of the chest., p.871 – 879.
5. De Giacomo T et al. (2002). Bullectomy is comparable to lung volume reduction in patients with end-stage emphysema. Eur.J.Cardiothorac Surg.; 357-62.
6. John Crofton and Andrew Douglas. (1996). Large emphysematous bullae, Chronic bronchitis and emphysema, respiratory disease. p 329 – 331.
7. John E Conolly (1996). Surgical treatment of bullous emphysema, Glenn’s thracic and cardiovascular surgery. p 247 – 257.
8. Lê Thị Tuyết Lan (1998). – Sinh lý bệnh học của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Báo cáo khoa học
kỹ thuật tập 5. Trung tâm lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch thực hiện 1998. Trang 21 - 30.
9. Nguyễn Công Minh (2008). Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bệnh kén khí phổi tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 10 năm 1999-2008
10. Phí Ích Nghị (người dịch), tác giả F. A. Burgener – M. Kormano (1998). Phổi, Ngực, X quang cắt
lớp điện toán chẩn đoán phân biệt thưc hiện. Trang 184 – 214.
11. Đỗ Kim Quế (2010). Điều trị kén khí phổi bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực. Y học TP Hồ Chí
Minh. Vol 14.: 80-84.
12. Sakamoto K et al.(2004). Staple line coverage with absorbable mesh after thoracoscopic bullectomy for spontaneous pneumothorax. Surg Endosc 2004; 18(3) 478-481.
13. Stephen R. Hazelrigg (1994). Thoracoscopic management of spontaneous pneumothorax and bullous disease. Atlas of video-assisted thoracic surgery, WB Saunders .p 195 – 200.) (Tiziano De Giacomo and Giorgio Furio Coloni. Videoassited thoracoscopic treatment of giant bullae associated with emphysema, Eur J Cardiothorac Surg. 1999; 15: 753 – 757.)
14. Wex-P; Ebner-H; Dragojevic-D (1983). Funcional surgery of bullous emphysema, ThoraCardiovasc-Surg. 31(6): 346 – 351.

Các bài báo tương tự

<< < 5 6 7 8 9 10 

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.