Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật maze điều trị rung nhĩ kết hợp bệnh lý van tim

Phát Lâm Triều , Tiến Trần Quyết

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 45 bệnh nhân được điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật Cox- Maze kết hợp phẫu thuật van tim tại khoa Phẫu Thuật tim bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2016 đến tháng 08/2017. Trong 45 bệnh nhân, có 15 nam (33%), 30 nữ (67%), tuổi trung bình 47±9 (23-70) tuổi. 06 trường hợp có tiền căn đột quỵ trước phẫu thuật chiếm 13%. Huyết khối trong nhĩ trái 21(46.7%). Tất cả các bệnh nhân đều có bệnh lý van hai lá, tỉ lệ hở van ba lá kèm theo 36(80%). 100% BN được thực hiện phẫu thuật Cox-Maze với các đường đốt theo sơ đồ lập trước, không có vị trí nào trong sơ đồ định sẵn không thể đốt được. Tỉ lệ hồi phục nhịp xoang sau phẫu thuật 67%. 02 trường hợp cần phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tỉ lệ 4.4%. Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, tỉ lệ hồi phục nhịp xoang 80%, không trường họp nào bị đột quỵ. Phẫu thuật Cox-Maze điều trị rung nhĩ được thực hiện an toàn và khả thi với kết quả sớm tốt trên bệnh nhân phẫu thuật van tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Vi Hải, Đặng Hanh Đệ, Nguyễn Trường Giang (2015) "Đánh giá sự thay đổi kích thước nhĩ trái trên bệnh nhân mổ tim có kết hợp phẫu thuật Maze điều trị rung nhĩ". Tạp chí Y học Việt Nam, 2 (4), tr.16-20.
2. Alireza Y, Mohsen R, Masoud P et al. (2013) “Evaluation of Early and Intermediate Outcomes of Cryo-Maze Procedure for Atrial Fibrillation”. Journal of Cardiovascular and Thoracic Research, 5(2), 55-59.
3. Choosak K, Piyawat L, Vibhan S et al. (2014). “Left atrial reduction in modified maze procedure with concomitant mitral surgery”. Asian Cardiovascular &Thoracic Annals, 22(4) 421–429. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT MAZE ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ KẾT HỢP BỆNH LÝ VAN TIM 63
4. Haim, Hoshen, Reges, et al. (2015). “Prospective national study of the prevalence, incidence, management and outcome of a large contemporary cohort of patients with incident non-valvular atrial fibrillation. J Am Heart Assoc, 4: e001486.
5. Hwang SK, Yoo J.S, Kim J.B et al. (2015) “Long-Term Outcomes of the Maze Procedure Combined With Mitral Valve Repair: Risk of Thromboembolism Without Anticoagulation Therapy”. Ann Thorac Surg, 100:840–4.
6. Ishii Y, Nitta M et al. (2008) "Intraoperative verification of conduction block in atrial fibrillation surgery". J Thorac Cardiovasc Surg, 136 (4), 998-1004.
7. Je HG, Lee JW, Jung SH, et al (2009) “Risk factors analysis on failure of maze procedure: mid-term results”.European Journal of Cardio-thoracic Surgery, 36:272-279.
8. Kirchhof K, Benussi S, Kotecha D et al. (2016). “2016 ESC Guidelines for the management of atrial fibrillation developed in collaboration with EACTS”. European Heart Journal, Volume 37, 38: 2893–2962
9. Marc G.A, Gelijns A.C, Parides MK, et al. (2015) "Surgical Ablation of Atril Fibrillation during Mitral-Valve Surgery". New England Journal of Medicine, 372 (15), 1399 - 1409.
10. Yin Z, Wang H, Wang Z, et al. (2015) “The Midterm Results of Radiofrequency Ablation and Vagal Denervation in the Surgical Treatment of Long-Standing Atrial Fibrillation Associated with Rheumatic Heart Disease”. Thorac Cardiovasc Surg, 63:250–256.

Các bài báo tương tự

1 2 3 4 5 > >> 

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.